HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BÙ ĐỐPhttp://hdnd.budop.gov.vn/uploads/logo.png
Thứ hai - 15/07/2024 21:27420
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÙ ĐỐP TRIỂN KHAI CẬP NHẬT THÔNG TIN SINH TRẮC HỌC
Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày. Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Căn cước năm 2023, sinh trắc học bao gồm các thuộc tính vật lý và đặc điểm sinh học cá biệt của một người để nhận diện và phân biệt với người khác gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói.
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, từ 01/7/2024, bắt buộc xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến từ 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày vượt quá 20 triệu đồng, cùng một số giao dịch khác như đăng nhập lần đầu trên ứng dụng, đăng nhập khác thiết bị, đăng nhập lại sau khi quên mật khẩu và đổi mật khẩu thành công. Theo các chuyên gia bảo mật, sinh trắc học được xem là một bước tiến tích cực giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai giải pháp thu thập sinh trắc học từ tháng 06/2024. Quá trình này được tiến hành theo từng giai đoạn, kết hợp với truyền thông kiến thức về an toàn bảo mật giúp khách hàng làm quen với phương thức bảo mật mới. Cụ thể, với các giao dịch cần xác thực sinh trắc học, bên cạnh phương thức xác thực bằng mã Smart/SMS OTP, khách hàng phải đối chiếu hình ảnh khuôn mặt thực tế của người đang thực hiện giao dịch đảm bảo khớp đúng với dữ liệu lưu trữ trong chip của căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Việc bổ sung thêm lớp bảo mật sinh trắc học này sẽ giúp hạn chế tối đa các thủ đoạn mạo danh lừa đảo, chiếm quyền truy cập thiết bị hoặc đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản. Các giao dịch cần xác thực sinh trắc học bao gồm: • Lần đầu thực hiện giao dịch trên ứng dụng VBSP SmartBanking. • Lần đầu thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị giao dịch gần nhất. • Giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần. • Giao dịch chuyển tiền cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng. • Giao dịch thanh toán hàng hóa/dịch vụ trên 100 triệu đồng/giao dịch.
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÙ ĐỐP TRIỂN KHAI CẬP NHẬT THÔNG TIN SINH TRẮC HỌC
Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày. Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Căn cước năm 2023, sinh trắc học bao gồm các thuộc tính vật lý và đặc điểm sinh học cá biệt của một người để nhận diện và phân biệt với người khác gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói.
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, từ 01/7/2024, bắt buộc xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến từ 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày vượt quá 20 triệu đồng, cùng một số giao dịch khác như đăng nhập lần đầu trên ứng dụng, đăng nhập khác thiết bị, đăng nhập lại sau khi quên mật khẩu và đổi mật khẩu thành công. Theo các chuyên gia bảo mật, sinh trắc học được xem là một bước tiến tích cực giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai giải pháp thu thập sinh trắc học từ tháng 06/2024. Quá trình này được tiến hành theo từng giai đoạn, kết hợp với truyền thông kiến thức về an toàn bảo mật giúp khách hàng làm quen với phương thức bảo mật mới. Cụ thể, với các giao dịch cần xác thực sinh trắc học, bên cạnh phương thức xác thực bằng mã Smart/SMS OTP, khách hàng phải đối chiếu hình ảnh khuôn mặt thực tế của người đang thực hiện giao dịch đảm bảo khớp đúng với dữ liệu lưu trữ trong chip của căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Việc bổ sung thêm lớp bảo mật sinh trắc học này sẽ giúp hạn chế tối đa các thủ đoạn mạo danh lừa đảo, chiếm quyền truy cập thiết bị hoặc đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản. Các giao dịch cần xác thực sinh trắc học bao gồm: • Lần đầu thực hiện giao dịch trên ứng dụng VBSP SmartBanking. • Lần đầu thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị giao dịch gần nhất. • Giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần. • Giao dịch chuyển tiền cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng. • Giao dịch thanh toán hàng hóa/dịch vụ trên 100 triệu đồng/giao dịch.
♦ Để đảm bảo đáp ứng điều kiện và không gián đoạn giao dịch từ sau ngày 01/07/2024, Quý khách vui lòng cập nhật thông tin sinh trắc học ngay hôm nay theo hướng dẫn dưới đây: ✅ Cách 1: Thực hiện thu thập trên thiết bị di động có NFC: 👉 Bước 1: Sử dụng ứng dụng VBSP SmartBanking mới nhất, đăng nhập ứng dụng 👉 Bước 2: Chọn Cài đặt - Cài đặt sinh trắc học. 👉 Bước 3: Chụp mặt trước, quét mã QR CCCD. 👉 Bước 4: Thực hiện thu thập thông tin CCCD gắn chip bằng cách để CCCD sát mặt sau điện thoại, di chuyển từ trên xuống dưới để tìm vị trí đọc chip. Khi điện thoại có dấu hiệu rung, giữ nguyên CCCD và điện thoại. 👉 Bước 5: Chụp mặt sau CCCD và chụp khuôn mặt 👉 Bước 6: Hoàn tất đọc thông tin CCCD gắn chip, chọn “Xác thực dữ liệu dân cư”. (Xem hướng dẫn tại: https://vbsp.org.vn/huong-dan-cai-dat-sinh-trac-tren-ung-dung-vbsp-smartbanking.html https://www.youtube.com/watch?v=FAV1tDog-hY ✅ Cách 2: Tới Chi nhánh/Phòng giao dịch NHCSXH nơi gần nhất vào các ngày làm việc để được hỗ trợ. ☎ Mọi vướng mắc, Quý khách liên hệ tổng đài CSKH 1900 6385 83 để được hỗ trợ.
XÃ TÂN TIẾN - HUYỆN BÙ ĐỐP - TỈNH BÌNH PHƯỚC. Chịu trách nhiệm nội dung:Chủ tịch UBND xã Tân Tiến -huyện Bù Đốp Địa chỉ: Xã Tân Tiến – Huyện Bù Ðốp, Bình Phước ĐT 0362090379; Email: tantien.hbdo@binhphuoc.gov.vn