Đổi mới công nghệ trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh

Thứ ba - 22/11/2022 03:07 2.499 0
(CTTĐTBP) - Liên tục nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng phần mềm công nghệ trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp giúp Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ bắt kịp nhanh với xu hướng CĐS doanh nghiệp. Đây cũng chính là “chìa khóa” để công ty nhanh chóng đáp ứng những thay đổi về công nghệ, tối ưu chi phí sản xuất và vận hành nhà máy trong kỷ nguyên số.
Báo cáo viên Trung ương Phan Duy Khiêm, Trưởng phòng Thông tin - Khoa giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) thông tin chuyên đề tại hội nghịHệ thống SCADA tại Trung tâm điều khiển có thể thao tác nhận lệnh và thực hiện lệnh điều độ hoàn toàn trên máy tính
Báo cáo viên Trung ương Phan Duy Khiêm, Trưởng phòng Thông tin - Khoa giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) thông tin chuyên đề tại hội nghịHệ thống SCADA tại Trung tâm điều khiển có thể thao tác nhận lệnh và thực hiện lệnh điều độ hoàn toàn trên máy tính
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1995 với công nghệ của Liên Xô và Ukraine được áp dụng tại một số hạng mục của nhà máy. Trải qua hơn 25 năm vận hành, một số hạng mục hệ thống thiết bị đã lỗi thời và không còn đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới, trong khi thiết bị mới để thay thế không có. Vì vậy, cải tiến, nâng cấp và đổi mới công nghệ từ những máy móc hiện có là giải pháp giúp công ty duy trì sản xuất ổn định và vận hành hiệu quả.

Trong đó, phải kể đến hệ thống SCADA tại Trung tâm điều khiển. Hệ thống này có thể thu thập, giám sát từ xa và điều khiển tất cả hoạt động của 3 nhà máy gồm: Thác Mơ, Thác Mơ mở rộng và Điện mặt trời Thác Mơ, từ đó có thể đưa ra các cảnh báo nhanh chóng, chính xác. Hệ thống còn kết nối với 62 mắt camera được lắp đặt tại tất cả vị trí trọng yếu của các nhà máy để có thể phát hiện sự cố xảy ra kịp thời; liên kết với văn phòng, cập nhật thông tin sản xuất và truyền lên hệ thống Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Từ đây, nhân viên vận hành có thể thao tác nhận lệnh và thực hiện lệnh điều độ hoàn toàn trên máy tính, giảm được khối lượng công việc thường ngày.
 
Trong quá trình vận hành, nhiều thiết bị lắp đặt lâu năm đã xuống cấp hoặc không còn phù hợp, các kỹ sư nhà máy đã nâng cấp, cải tiến liên tục, điển hình như hệ thống thông gió. Theo thiết kế ban đầu, hệ thống điều khiển thông gió được vận hành bằng phương pháp thủ công. Khi xảy ra hư hỏng như kẹt lá van, hệ thống không có chức năng cảnh báo; hoặc trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, nhân viên vận hành phải cơ động đến vị trí tủ điều khiển để thao tác vận hành các động cơ thông gió phục vụ chữa cháy, tốn nhiều thời gian và gây nguy hiểm cho điều hành viên.

Anh Phan Hoài Nhàn, kỹ sư điện Trung tâm Dịch vụ sửa chữa cơ điện, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ cho biết: So với sơ đồ cũ, việc ứng dụng số hóa hệ thống điều khiển thông gió sẽ giảm hàng ngàn dây kết nối từ các cụm thông gió về trung tâm, giảm đáng kể không gian đi cáp điện. Việc số hóa hệ thống điều khiển thông gió đã đáp ứng nhu cầu kết nối với hệ thống SCADA hiện hữu, giám sát từ xa các động cơ thông gió. Đồng thời, tạo được sự đồng bộ trong hệ thống điều khiển, cảnh báo và xử lý kịp thời hư hỏng, tự động xuất dữ liệu báo cáo…

Trước đây, việc học tập, nghiên cứu tại Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ đều thông qua bản vẽ trên giấy và đa phần các chi tiết thực tế của thiết bị chỉ được nhìn thấy, tiếp xúc khi đến kỳ sửa chữa lớn. Thế nhưng, thông qua ứng dụng công nghệ 3D thì việc quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà máy dễ dàng hơn rất nhiều. Các hệ thống với nhiều thành phần và mức độ phức tạp cao như máy phát điện thủy lực, máy cắt, dao cách ly... được mô phỏng rõ ràng đến từng chi tiết, đồ họa có khả năng xoay 360 độ một cách sinh động, giúp việc học tập, nghiên cứu của cán bộ, công nhân viên khoa học, trực quan, hiệu quả hơn.

“Thông qua mô hình 3D có thể quản lý toàn bộ thông tin chi tiết, thiết bị của hệ thống. Từ mô hình này có thể làm quen với thiết bị trước khi kiểm tra bảo dưỡng, chủ động đề xuất các phương án sửa chữa tối ưu cả về thời gian lẫn nhân lực và kinh tế. Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển công nghệ 3D thành mô hình BIM, Digital twin và kết hợp với các công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT)… để tận dụng sức mạnh số và mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị”, anh Cao Bửu Quốc Duy (Đội thiết bị điện, Trung tâm Dịch vụ sửa chữa cơ điện) chia sẻ về những lợi ích ứng dụng công nghệ 3D.

Hằng năm, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ phát triển nhiều nền tảng ứng dụng ở tất cả lĩnh vực. Điển hình như ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và xây dựng phần mềm dự báo lưu lượng về hồ thủy điện; ứng dụng hệ thống giám sát phóng điện cục bộ trực tuyến tổ máy phát điện 75MW… Qua đó, góp phần nâng cao độ tin cậy thiết bị vận hành, 2 tổ máy phát điện luôn ở trạng thái sẵn sàng tham gia phát điện cạnh tranh. Mặt khác, AI góp phần tiên lượng thủy văn, khai thác, sử dụng nguồn nước tối ưu thông qua việc sản xuất điện nhưng vẫn đáp ứng các quy định của Nhà nước.

“Số hóa hệ thống điều khiển thiết bị cửa nhận nước, hệ thống điều khiển các cửa van đập tràn, chúng tôi đã xây dựng chương trình điều khiển, lựa chọn các thiết bị điều khiển, chấp hành, cảm biến phù hợp đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác, thời gian đáp ứng, khả năng truyền thông kết nối đến SCADA và lưu trữ nhật ký của hệ thống điều khiển. Khi áp dụng vào thực tiễn đã đáp ứng được các vấn đề về giám sát, điều khiển từ xa, nhật ký làm việc, thông số vận hành được tự động ghi chép và cập nhật lên phần mềm Quản lý kỹ thuật của EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Việc điều khiển từ xa tại Trung tâm Điều khiển OCC đã giải quyết được bài toán về nhân sự trực vận hành tại cửa nhận nước và đập tràn, nâng cao năng suất lao động, phù hợp với lộ trình phát triển của công ty”, anh Hồ Như Thiện Thọ (Phó Quản đốc phân xưởng vận hành) cho biết.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh của công ty vừa nâng cao độ tin cậy làm việc của các thiết bị, lưu trữ dữ liệu phục vụ phân tích, đánh giá tình trạng của thiết bị, nâng cao hiệu quả và đáp ứng các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Từ đó, khai thác tối ưu nguồn tài nguyên, nhân lực hiện có của công ty đảm bảo lợi ích cao nhất. Trong 10 tháng năm 2022, công ty đã sản xuất 731,6 GWh điện, đạt 110,5% kế hoạch. Hiệu quả kinh doanh chính là lời giải cho bài toán đẩy mạnh CĐS của công ty trong thời gian qua./.

Tác giả bài viết: Ngân Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HUYỆN UỶ BÙ ĐỐP
BÁO BÌNH PHƯỚC
UBND HUYỆN BÙ ĐỐP
DỊCH VỤ CÔNG
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Facebook Bù Đốp Ngày Mới
UBND XÃ THANH HOÀ
...... ... Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay25,236
  • Tháng hiện tại434,471
  • Tổng lượt truy cập3,412,366
XÃ TÂN TIẾN - HUYỆN BÙ ĐỐP - TỈNH BÌNH PHƯỚC.
Chịu trách nhiệm nội dung:Chủ tịch UBND xã Tân Tiến -huyện Bù Đốp
Địa chỉ: Xã Tân Tiến – Huyện Bù Ðốp, Bình Phước
ĐT 0362090379;  Email: tantien.hbdo@binhphuoc.gov.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây