- 12/09/2024 11:09:39 PM
- Đã xem: 80
- Phản hồi: 0
Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân và Nhà nước. Thông qua việc đăng ký, quản lý hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời, góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước.Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người, quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn. Để tạo cơ sơ pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, nhất là trong việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác quản lý, đăng ký hộ tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.Ngày 20 tháng 11 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hộ tịch với 7 Chương, 77 Điều, và có hiệu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Sau đây là những nội dung cơ bản của Luật Hộ tịch.