II. Đối với nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh
1. Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn.
2. Không lập bàn thờ, thắp hương, nến thờ cúng tại các phòng làm việc, nơi sản xuất kinh doanh. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng dầu, gas. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, ốp trần, tường, vách ngăn...
3. Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những thiếu sót về PCCC. Lắp đặt hệ thống điện theo đúng quy định an toàn PCCC, lắp đặt antomat từ nguồn cấp điện chính cho từng tầng, từng phòng làm việc và từng thiết bị có công suất lớn. Kiểm tra, ngắt điện đối với hệ thống điện, thiết bị điện không cần thiết trong giờ nghỉ hoặc khi hết giờ làm việc.
4. Quy định nơi hút thuốc, có thùng đựng mẩu thuốc lá không cháy.
5. Trang bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ phù hợp với yêu cầu chữa cháy của từng khu vực, thiết bị cứu người; hướng dẫn cán bộ công nhân viên, người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị đó. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
6. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng, dầu, gas tại nơi làm việc và trong khu vực kinh doanh. Những nơi quá trình sản xuất, kinh doanh liên quan đến các chất dễ cháy phải tuân thủ các quy định về sử dụng, bảo quản các chất dễ cháy.
7. Các hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được bố trí cách xa đường dây dẫn điện, chấn lưu đèn neon, bảng điện, ổ cắm, cầu dao, ATOMAT ít nhất là 0,5 mét. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy dưới hoặc đè lên ổ cắm, bảng điện, cầu dao ATOMAT.
III. Các giải pháp thoát nạn
1. Đối với nhà có một lối thoát nạn, cần hướng dẫn bố trí thêm phương án thoát nạn khác, có thể là cầu thang sắt ngoài nhà, ống tụt hoặc thang dây, dây thả chậm đặt tại ban công, lô gia, sân thượng…
2. Đối với lối đi, lối thoát nạn, cần hướng dẫn giải pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy, cụ thể:
- Trên hành lang, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn của nhà không nên để các thiết bị, vật dụng nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2m, không nên đặt các ống dẫn chất lỏng, chất khí dễ cháy.
- Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc.
- Lối thoát nạn từ cầu thang bộ tại tầng 1 nên bố trí thoát ra ngoài trực tiếp hoặc qua lối đi an toàn, có đủ chiều rộng cho người di chuyển thuận lợi. Không nên để phương tiện, hàng hóa, đồ dùng, vật liệu dễ cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt tại lối thoát nạn hoặc liền kề.
- Cửa đi ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng có bản lề (cửa cánh), hạn chế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn; nên bố trí nơi để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng…) trong nhà để kịp thời mở cửa khi xảy ra sự cố cháy nổ. Trường hợp lắt đặt cửa cuốn thì cần có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở cửa khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.
3. Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt tiếp giáp với đường giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn khi cần thiết; trường hợp lắp đặt lồng sắt, lưới sắt thì phải bố trí ô cửa để thoát nạn khi có cháy nổ. Việc lắp đặt biển quảng cáo bên ngoài nhà cần bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Đối với tầng mái, sân thượng, nên có lối lên từ tầng dưới qua cầu thang hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển lên tầng mái và tính toán đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kề.
Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra dù là nơi ở hay nơi làm việc, nơi kinh doanh, phải hô hoán cho mọi người cùng biết, nhanh chóng sử dụng các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị để khống chế dập tắt đám cháy, đồng thời phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy qua số điện thoại 114 để được hỗ trợ kịp thời.
Ý kiến bạn đọc