Cùng tham gia đoàn đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi, Thường trực HĐND, trưởng, phó các ban HĐND tỉnh; bí thư, chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng cùng các đại biểu HĐND tỉnh dự thính phiên thảo luận sáng 30-10
Đoàn đã dự thính phiên thảo luận việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thông qua hoạt động này, các đại biểu HĐND tỉnh được chứng kiến một phiên họp của Quốc hội khoa học, dân chủ, trách nhiệm, khách quan để các đại biểu học tập, vận dụng vào việc điều hành các phiên họp của HĐND các cấp.
Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước nghe giới thiệu về tổng quan Tòa nhà Quốc hội
Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước tham quan và chụp hình lưu niệm tại phòng truyền thống – Tòa nhà Quốc hội
Trước đó, đoàn đại biểu HĐND Bình Phước cũng đã tham quan Tòa nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình là trụ sở làm việc của Quốc hội. Tòa nhà được xây dựng trên nền Tòa nhà Quốc hội cũ nằm cạnh Quảng trường Ba Đình, trong khuôn viên Khu di tích hoàng thành Thăng Long, là khu vực trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. Đây được đánh giá là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước chụp hình lưu niệm bên trong Tòa nhà Quốc hội
Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước chụp hình lưu niệm trước Tòa nhà Quốc hội
Trong chương trình tham quan, đoàn được giới thiệu về phương án kiến trúc Tòa nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới, các văn bản luật có tính lịch sử được Quốc hội ban hành; các hiện vật lịch sử khác và những hoạt động nổi bật của Quốc hội theo chiều dài của lịch sử và hiện tại.
Đoàn cũng tham quan Khu trưng bày di tích, di vật ở dưới tầng hầm Toàn nhà Quốc hội. Khu trưng bày có độ sâu dưới mặt đất từ 7m đến 13m với tổng diện tích khoảng 3.700m², trưng bày hơn 400 di vật và gần 10 di tích, trải dài từ thời tiền Thăng Long đến thời Thăng Long.
Ý kiến bạn đọc