1. Các cơ quan, doanh nghiệp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về công tác phòng cháy chữa cháy; Thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn của hệ thống điện, hệ thống chống sét, dây truyền công nghệ sản xuất, đặc biệt nơi bảo quản, tồn chứa các chất, vật liệu dễ; đồng thời bố trí lực lượng tuần tra canh gác trong thời gian ngoài giờ làm việc và ngày nghỉ để kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra.
2. Các chợ, siêu thị: Bố trí lực lượng, tăng cường tuần tra, canh gác đặc biệt là vào ban đêm, trang bị phương tiện PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY và chủ động các phương án chữa cháy để kịp thời xử lý các sự cố cháy, nổ ngay ở giai đoạn ban đầu, không để cháy lan, cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở. Thường xuyên kiểm tra an toàn PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY hệ thống điện, nấu trong khu vực chợ, không được thắp hương, nến, đốt vàng mã trong khu vực chợ. Các hộ kinh doanh không bày bán hàng hóa che chắn, cản trở đường, lối thoát nạn, nghiêm cấm tàng trữ, buôn bán đèn trời và các loại pháo; các mặt hàng có nhiều nguy hiểm cháy nổ như, xăng dầu, gas, cồn, hóa chất....
3. Đề nghị các hộ gia đình:
- Nêu cao cảnh giác, chú ý khi sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt và các vật liệu dễ cháy; bố trí nơi thờ cúng hợp lý; hạn chế để vàng mã, hương, nến trên ban thờ; khi đốt vàng mã phải trông coi, che chắn; hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy để ốp tường, trần, làm vách ngăn; không lắp lồng ở cửa, hành lang nhà nhiều tầng, nếu lắp thì phải có cửa thoát hiểm; nếu sử dụng cửa cuốn thì phải có biện pháp mở được cửa khi mất điện.
- Hệ thống điện, nhất các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn phải có attomat, cầu chì bảo vệ; ô tô xe máy để trong nhà phải cách xa bếp đun nấu, nguồn điện, nguồn nhiệt. bếp gas phải bố trí nơi thông thoáng, không có gió mạnh và phải có người trong coi trong suốt quá trình sử dụng.
4. Các hộ gia đình sử dụng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh: Phải sắp xếp vật tư, hàng hóa gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, không để lấn chiếm lòng, lề đường, cửa ra vào, lối đi thoát nạn; không sử dụng nhà ở làm kho chứa hàng; không bố trí bếp đun nấu trong khu vực kinh doanh và nơi để hàng hóa dễ cháy.
5. Đề nghị Ban chỉ đạo PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY rừng, các tổ chức cá nhân được giao trách nhiệm quản lý rừng: Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ, không để người không có nhiệm vụ ra vào rừng; nghiêm cấm việc đốt nương rẫy và sử dụng lửa vào các hoạt động khai thác trong rừng; đảm bảo lực lượng, phương tiện chữa cháy để xử lý kịp thời, không để cháy lan, cháy lớn.
Khi phát hiện có đám cháy, cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp cứu người và hướng dẫn thoát nạn, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để khống chế đám cháy từ giai đoạn ban đầu; đồng thời thông báo cho Công an thị trấn và Công An huyện để xử lý.