- 19/12/2024 10:23:04 PM
- Đã xem: 26
- Phản hồi: 0
Qua 9 năm triển khai thi hành, Luật Căn cước công dân 2014 đã tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.
Tuy nhiên, việc thi hành Luật cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do vậy, để tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta, việc sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 là cần thiết.
Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 27/11/2023, gồm 07 chương, 46 điều, quy định về: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46.
Theo đó, Luật Căn cước có nhiều điểm mới so với Luật Căn cước công dân năm 2014, như: